ST từ nhiều nguồn trên Net.
Theo truyền thuyết ở Việt Nam (chưa được kiểm chứng), vào một ngày sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
- Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
- Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là ngày "nước quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.
Theo quan niệm xưa, trong hệ tiêu hóa của con người thường có sâu bọ (giun, sán ký sinh) gây hại cho sức khỏe. Tuy vậy, chỉ có ngày mùng 5.5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) là chúng ngoi lên nên đây là dịp thuận lợi để trừ khử.
Theo Tiến sĩ (TS) Nguyễn Ngọc Thơ, Phó trưởng khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) để bạn đọc khám phá thêm nhiều điều thú vị đằng sau phong tục này.
Khởi đầu cho giai đoạn nóng nhất năm
Theo TS Nguyễn Ngọc Thơ, Tết Đoan ngọ là dịp quan trọng thứ hai trong năm, sau tết Nguyên đán. Tết Đoan ngọ còn có tên gọi khác là Tết Nửa năm (vì người Việt trước dùng lịch kiến Tý, tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch), Tết Đoan dương, Tết Trùng ngũ,…
Đoan ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Đoan nghĩa là bắt đầu, ngọ chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều).
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam có cùng khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương. Đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gây dựng nên.
Về vị trí địa lý, khu vực này nằm dọc hai bên chí tuyến bắc nên có mùa hè oi bức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chính nghề trồng lúa nước đã yêu cầu người nông dân phải quan sát thời tiết nên nhờ vậy, phong tục Tết Đoan ngọ hình thành.
Tại sao phải giết sâu bọ?
TS Nguyễn Ngọc Thơ cho rằng ý nghĩa lớn nhất và sâu sắc nhất của phong tục Tết Đoan ngọ là giết sâu bọ.
Theo quan niệm xưa, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không trừ đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại. Tuy nhiên, việc tiêu diệt chúng không phải thời gian nào cũng có thể làm được. Chỉ có ngày mùng 5.5 chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử.
Người ta dùng thức ăn để giết sâu bọ, trong đó nhiều nhất là rượu nếp (để giết giun sán) và hoa quả (để tăng cường vitamin). Theo phong tục, trong ngày này mọi người buổi sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất, phải súc miệng ba lần cho sạch rồi ăn một quả trứng vịt luộc, xong mới được bước chân ra khỏi giường. Sau đó ăn một bát rượu nếp để sâu bọ say, ăn tiếp trái cây (vải, sấu, đào, mận,…) cho sâu bọ chết.
Người người đi hái thuốc
Ngày xưa, vào tết Đoan ngọ trẻ nhỏ sẽ được cha mẹ đeo cho túi bùa ngũ sắc để trị tà ma, tránh các loài có nọc độc, diệt trừ sâu bọ. Người lớn thì nhuộm móng tay, móng chân (chừa ngón trỏ vì là ngón thần chỉ) bằng màu từ các loại lá cây để trị tà ma.
Ngày nay, nhiều gia đình ở nông thôn và thành thị vẫn ăn cơm rượu, ăn trái cây và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong dịp này.
Một số vùng vẫn giữ tục đi hái thuốc ngày mùng 5.5 bởi vì trong ngày này dược tính đạt mức cao nhất. Các loại thảo mộc được hái nhiều nhất là trà, ngải cứu, đinh lăng, lá bưởi, lá trầu không,… Bên cạnh đó, tục treo ngải cứu bảo vệ sức khỏe và tắm nước lá mùi (có thể thay bằng các lá tía tô, lá bưởi, kinh giới,…) cũng được nhiều gia đình thực hiện.
Một số vùng vẫn giữ tục đi hái thuốc ngày mùng 5.5 bởi vì trong ngày này dược tính đạt mức cao nhất. Các loại thảo mộc được hái nhiều nhất là trà, ngải cứu, đinh lăng, lá bưởi, lá trầu không,… Bên cạnh đó, tục treo ngải cứu bảo vệ sức khỏe và tắm nước lá mùi (có thể thay bằng các lá tía tô, lá bưởi, kinh giới,…) cũng được nhiều gia đình thực hiện.
Bánh tro cũng là một trong các món quen thuộc của dịp này
Ba miền ba sắc thái cỗ
Ở các địa phương ven sông, biển thì tục tắm mùng năm được duy trì phổ biến. Trong ngày này, mọi người sẽ canh đúng giờ ngọ để đi tắm sông, biển. Nhiều người dân ở đồng bằng sông Cửu Long tin rằng sông nước Mê-kong trong ngày này rất linh thiêng, có thể giúp “tẩy rửa bệnh tật”. Tương tự, nhiều người đi tắm biển lúc đúng 12 giờ trưa cũng tin rằng tắm biển vào giờ này sẽ giết chết sâu bọ trong người.
Dịp này, các gia đình thường chuẩn bị mâm thức ăn nguội để cúng bái tổ tiên rồi sẽ ăn để bảo vệ sức khỏe. Miền Bắc thường sẽ có quả dưa hấu trên bàn cúng; từ Thanh Hóa vào đến Huế thường nấu xôi ăn với thịt vịt; còn người Đà Nẵng đến Quảng Ngãi thường cho trẻ nhỏ vào vườn hái quả ăn, một số ít gia đình nấu xôi chè cúng lễ. Cư dân nông thôn miền Nam thường đúc bánh lọt, bánh tro, nấu chè trôi nước và xôi gấc cúng tổ tiên rồi cả nhà quây quần cùng nhau ăn.
Ngoài ra, nhiều gia đình cũng tập trung về phía ngoại, thăm thầy cô giáo cũ, thăm thầy thuốc, ân nhân,…
Như vậy, sự ra đời của phong tục Tết Đoan ngọ trước hết là để đáp ứng nhu cầu chống nóng bảo vệ sức khỏe. Tết Đoan ngọ là một phong tục “dĩ hàn khứ nhiệt” (dùng tính lạnh để khử tính nóng như ăn trái cây mát để giải nhiệt, tắm sông giải nhiệt,…) mang tính chất tự phát gắn liền với văn hóa dân gian.
Theo thời gian, phong tục này gắn thêm các ý nghĩa giáo dục đạo đức xã hội và quan niệm tâm linh, biến tết Đoan ngọ thành một phong tục văn hóa thể hiện đặc trưng của dân tộc.
Tết Đoan ngọ của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc?
Nhiều người cho rằng Tết Đoan ngọ của Việt Nam có nguồn gốc từ Tết Đoan ngọ của Trung Quốc nhưng đây là quan điểm chưa chính xác.
Tác giả W. Eberhard viết trong Chinese Festivals: “Đoan ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống”. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh tết Đoan ngọ của Việt Nam và Trung Quốc có chung một khởi nguồn.
Ban đầu, chỉ có người phương Bắc của Trung Quốc tiếp nhận và hưởng ứng, sau đó lan truyền sang nhiều địa phương khác nhau và gắn vào nhiều điển tích khác nhau từ Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm,… để khoác lên ngày tết này những chức năng xã hội theo phong cách riêng.
Còn người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp giữ gìn phong tục ngày tết này mà không cần gắn liền với các nhân vật lịch sử.
Đến đầu công nguyên, Việt Nam tiếp nhận văn hóa của Trung Quốc gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống Hán tự. Từ đó, Tết Đoan ngọ được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác, đặc biệt là các quan niệm “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”,… Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam lại không biết đến các nhân vật này nên các hoạt động diễn ra trong Tết Đoan ngọ không liên quan đến họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét