Sưu tầm trên Net.
Xét nghiệm này cho ta thông tin không chỉ về hoạt động của thận, mà qua đó gián tiếp ta còn biết về hoạt động của các bộ phận khác (ví dụ gan và tụy). Nó cũng cho ta biết trong hệ thống bài tiết nước tiểu có viêm nhiễm không.
Thành phần nước tiểu gồm:
- nước: 96%
- các hợp chất urê do kết quả quá trình trao đổi chất: 2,5%
- muối khoáng và các chất vi lượng (làm nước tiểu có màu và mùi): 1,5%
Khi nào nước tiểu nằm trong chuẩn?
Màu sắc (barwa): từ màu rơm nhạt đến màu vàng xẫm (nếu bạn uống nước càng nhiều thì màu nước tiểu càng nhạt). Nhiều loại thuốc và thực phẩm làm nước tiểu đổi màu, ví dụ sau khi uống vitamin C và B nước tiểu có màu vàng xẫm, ăn củ cải đỏ thì nước tiểu có màu hồng..Nếu bạn không ăn các thứ đó mà nước tiểu màu đỏ thì có thể bạn bị chảy máu trong và cần đi khám ngay. Nước tiểu màu nâu chứng tỏ sự có mặt của chất bilirubin và có thể nghi có bệnh hoàng đản (żółtaczka).
Độ trong (przejrzystość): nước tiểu phải trong. Nếu nó đục có thể trong đó có mủ (bạch cầu), vi khuẩn, nấm, tinh thể các hợp chất hóa học, nhiễm ký sinh.
Độ pH (odczyn): Giá trị trung bình là 6. Khi pH cao có thể có nhiễm khuẩn phân hủy amoniac trong đường bài tiết của nước tiểu. Chú ý là những người ăn chay có độ pH cao hơn bình thường.
Trọng lượng riêng (ciężar właściwy): 1,002-1,030 g/cm3 hoặc 1002-1030g/l. Giá trị thấp hơn có thể do nước giải loãng quá (do uống nhiều nước) hay thận có bệnh. Giá trị cao hơn chứng tỏ trong nước tiểu có mặt các thành phần không bình thường (đường, đạm), nhưng cũng có thể do đi ngoài lỏng hay bị nôn (do cơ thể mất nước nên nước tiểu đặc lại).
Có thể có gì nữa trong nước tiểu?
Màng tế bào (nabłonki): đơn lẻ. Nếu nhiều quá có thể do viêm nhiễm đường bài tiết nước tiểu
Bạch cầu (leukocyty): 1-5 trong tầm quan sát, nếu số này nhiều hơn 10 thì trong cơ thể có tình trạng viêm.
Hồng cầu (erytrocyty): đơn lẻ: từ 1-2 trong vùng quan sát. Sau khi làm việc chân tay nặng nhọc, hoặc trong khi dùng loại thuốc chữa bệnh gây giảm độ đông máu thì con số này có thể cao hơn. Cũng có thể nghi vấn có bệnh nặng hơn như sỏi thận, ung thư hay viêm thận.
Tế bào hình trụ (waleczki): đơn lẻ (loại này tạo thành từ các phần tử protein trong các ống trong thận). Khi số này lớn có thể thận bị bệnh hoặc trong trường hợp người bị sốt sau khi làm lao động quá sức.
Tinh thể khoáng chất (składniki mineralne): chủ yếu là canxi, nếu nhiều quá thì có thể chớm bị sỏi thận.
Urobilinogen – chất hình thành trong ruột từ bilirubina do gan tạo ra tác dụng với dịch mật. Lượng chất này trong nước tiểu không được vượt quá mức 0,5-4mg (0,85-6,76 µmol). Khi lượng này nhiều quá có thể nghi bị viêm gan hay xơ gan.
Vi khuẩn (bakterie) - sự có mặt của chúng dù nhiều cũng chưa chắc chứng tỏ viêm hệ bài tiết nước tiểu. Để khẳng định có viêm nhiễm, cần làm thêm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu (posiew moczu).
Trong nước tiểu không nên có những gì?
Đường (cukier, glukoza): có đường trong nước tiểu có thể nghi mắc bệnh tiểu đường.
Đạm (białka, protein): nếu có có thể do bị bệnh thận, sốt cao, hệ bài tiết làm việc không chuẩn hay có sự viêm nhiễm (chú ý: sau lao động chân tay nặng, khi thời tiết thay đổi đột ngột hay khi có mang ở các tháng cuối cũng có thể có chất đạm trong nước tiểu).
Xeton (ciał ketonowe, aceton): đó là các sản phẩm của quá trình chuyển hóa axit amin và axit béo. Khi có trong nước tiểu có thể do chữa bệnh tiểu đường chưa hợp lý, cũng có thể do bị sốt cao, lao lực hay ăn kiêng nhiều quá (tự bỏ đói mình).
Bilirubina – đây là chất làm mật có màu nâu vàng do hemoglobin phân hóa sinh ra. Khi có trong nước tiểu ta có thể mắc bệnh hoàng đản ngoài gan (żółtaczka mechaniczna, khi bị sỏi mật) hay bị xơ gan.
Chuẩn bị lấy mẫu nước tiểu như thế nào là đúng?
Để kết quả chính xác, bạn phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây trong vòng 24h trước khi lấy mẫu.
- Tránh ăn kẹo cao su, uống rượu hay dùng nhiều chè, cà phê.
- Tránh ăn các thức ăn có nhiều đạm và có màu (ví dụ củ cải đỏ (buraki), cà rốt), và không làm việc chân tay quá mức.
- Phụ nữ cần nói với bác sỹ nếu bạn đang gần sát hay trong khi có kinh nguyệt, có khi lúc đó phải hoãn sang lúc khác.
- Có thể phải ngừng uống một số thuốc do bác sỹ quy định, dừng uống các loại vitamin
Cách lấy mẫu:
- mua hôp mẫu thử nước tiểu ở hiệu thuốc.
- rửa sạch tay trước khi lấy mẫu
- rửa sạch bộ phận sinh dục, đặc biệt nơi nước tiểu chảy ra
- mở nắp hộp, tránh động tay vào thành trong của hộp đựng nước tiểu
- chỉ lấy mẫu nước tiểu lần đi tiểu đầu tiên vào buổi sáng, ít nhất là sau lúc 3h sáng. Bỏ đi một ít lúc đầu và lúc cuối, khi đó nước tiểu có đủ độ đặc để cho kết quả chính xác. Không để bộ phận sinh dục chạm vào hộp.
- Đậy nắp kín và mang nó trong vòng một giờ từ khi lấy đến chỗ thử, nếu thời gian lâu hơn cần đậy chặt nút và để vào tủ lạnh, tránh để ra chỗ có ánh nắng mặt trời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét