st trên net
Ở đời có 8 điều
không đủ gần như bao quát toàn bộ mọi nguyên nhân khốn khó khiến cho kiếp nhân
sinh không thể trọn vẹn.
Trong quyển một “Dưỡng chính di quy” – là một trong năm tập di quy của Trần Hoành Mưu (Đông Các Đại học sĩ thời Càn Long nhà Thanh) có viết:
“Tài
không đủ thì mưu nhiều, biết không đủ thì lo nhiều;
Uy không đủ thì tức giận
nhiều, tín không đủ thì nói nhiều;
Dũng không đủ thì làm
nhiều, minh triết không đủ thì quan sát nhiều;
Lý không đủ thì biện
minh nhiều, tình không đủ thì lễ nghi nhiều”.
Giá trị của một
người nằm ở chỗ có thể nhận ra những khuyết điểm của bản thân, nỗ lực sửa chữa,
nỗ lực lấp đầy, thậm chí phát triển thành ưu điểm của bản thân, hoặc nếu không,
họ sẽ đạt đến một tầm cao hơn trong cuộc sống.
Tài không đủ thì mưu nhiều
Khi gặp vấn đề,
chúng ta thường đắn đo suy nghĩ và khó đưa ra quyết định. Nhiều người cảm thấy
rằng sức mạnh não bộ của họ không đủ để đối phó với những vấn đề mà họ đang gặp
phải.
Tài năng phải
thông qua quá trình nâng cao khuôn khổ đạo đức và thông qua quá trình tích lũy
học vấn thì mới có được năng lực quyết đoán phân biệt phải trái đúng sai.
Hiểu biết không đủ thì lo lắng nhiều
Nếu bạn không
đủ kiến thức và khó quyết định, bạn sẽ suy nghĩ quá mức, lo lắng và bất an. Kiến
thức là loại phẩm chất được phát triển từ tài năng và kinh nghiệm của bản thân,
thể hiện tầm nhìn và nhận định của con người về các xu hướng trong tương lai.
Nếu bạn có đủ
kiến thức, bạn sẽ biết rằng tương lai chỉ là sự tiếp nối của hiện tại, nếu bạn
tập trung sống cuộc sống hiện tại, mọi nghi ngờ đều có thể được loại bỏ.
Uy không đủ thì tức giận nhiều
Nhiều khi người
ta tức giận vì cảm thấy người khác không tôn trọng mình. Anh ta cần phải có những
biện pháp cực đoan để thu hút sự chú ý của người khác. Đây là biểu hiện của việc
không đủ uy tín. Nhưng sự tức giận như vậy càng bộc lộ sự bất tài và phẩm đức
kém của mình.
Theo quan điểm
của Đông Y, biểu hiện hay nổi giận được xem là một loại bệnh, có nhiều cách lý
giải cho rằng: Người nhiều âm khí thì hay nổi giận, thể chất yếu thì nổi giận
nhiều, mộc khí không đủ nên nổi giận nhiều.
Uy đức của một
người có được nhờ vào đức hạnh của chính người đó, người có đức, trên thuận
theo ý trời, dưới thuận theo lòng dân thì chắc chắn sẽ được trời phù hộ.
Tín không đủ thì nói nhiều hơn
Trong “Chu Dịch”
có câu: “Người tốt nói ít, người nóng
tính nói nhiều, người vu khống người tốt nói lời lươn lẹo.” Người tốt có phẩm
chất cao đẹp luôn là người nói ít làm nhiều, người nóng vội thường nói rất nhiều,
kẻ vu khống người tốt bụng hay nói vòng vo lúc này lúc khác, bịa đặt chuyện nói
không thành có, xoay lật trắng đen, nói lời không thật.
Dũng không đủ thì làm nhiều hơn
Những người
không có dũng khí, rụt rè và trì hoãn trong việc làm, chỉ có thể bị choáng ngợp
trước mọi việc và cam chịu cả đời là kẻ tầm thường.
Thay vì sống
một cuộc sống tầm thường, tốt hơn hết là bạn nên tập trung và lấy hết can đảm để
làm tốt một việc.
Sự khác biệt
giữa người xuất sắc và người bình thường là người xuất sắc thường có thể làm tốt
công việc với nghị lực vượt trội, trong khi người bình thường có thể làm được
nhiều việc với năng lượng trung bình, kết quả là họ không thể làm tốt được gì.
Tập trung vào
một việc cũng giống như lập kế hoạch cho cuộc đời của chính mình, ngay cả khi
thất bại, bạn cũng không nên hối tiếc.
Sáng suốt không đủ thì xem xét nhiều
Sáng suốt là
trí tuệ sắc bén và có tầm nhìn xa trông rộng. Trong sách Mạnh Tử có viết:
"Sáng suốt đủ để xem xét việc nhỏ
như đầu sợi lông tơ". Có thể quan sát được những phán đoán lý tính nhỏ
bé nhất, đó chính là sáng suốt.
Câu danh ngôn
của Tăng Quốc Phiên "Sáng suốt rồi quyết đoán gọi là 'anh đoán', không
sáng suốt mà quyết đoán gọi là 'võ đoán'", cũng là đạo lý "Sáng suốt
không đủ thì xem xét nhiều".
Lý lẽ không đủ thì biện giải lắm
Trong cuộc sống,
người càng không có lý lẽ thì càng thích tranh luận biện giải, thậm chí cãi
chày cãi cối bằng được.
Khổng Tử nói:
"Trời đâu cần nói gì mà tứ thời vận
hành, vạn vật sinh sôi. Trời đâu cần nói gì"; "Người nói năng khéo léo, nét mặt tươi cười lấy
lòng người, thì hiếm khi có lòng nhân".
Những người mồm
mép khéo léo thì rất ít thiện tâm. Bậc chính nhân quân tử chân chính thì trực
ngôn, sắc mặt đoan chính.
Tình cảm không đủ thì nghi thức nhiều
Lễ nghi là
quy phạm hành vi đối nhân xử thế của con người, cũng là cự ly xã giao an toàn.
Tuy nhiên, giữa những người thân cận thì luôn luôn chân thành thẳng thắn với
nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét