st trên net
Bài này tế nhị, hơi có chút lề trái nhưng vì cảm thấy cũng có thể tham khảo nên đành mạnh dạn đăng - Có điều gì bất mãn mong các bạn thông cảm (TL). (Đã bỏ nhiều những chỗ không tiện đăng rồi).
Mới đây, đọc trên blog của nhà phê bình Vương Trí Nhàn (nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và là nhà phê bình văn học của Việt Nam, thanh viên hội Nhà Văn Việt Nam) tôi bắt gặp một đoạn nhan đề “Gợi ý từ một nhà kinh tế” với một số nhận xét bất ngờ và thú vị.
Đoạn
viết khá ngắn, tôi chép nguyên văn: “Ông Đặng Phong, một nhà lịch sử kinh tế đã qua đời. Tôi biết ông nhân
một lần đọc cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 do ông chủ biên, thấy có
nhắc thoáng qua một điều gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết: trước 1975,
kinh tế miền Nam đã ở trình độ cao hơn kinh tế miền Bắc. Tự ngẫm nghĩ, thì thấy
đúng thế, không thể khác được, không thể nói ngược như chúng tôi vẫn nói, hoặc
lảng tránh cho là cấm kỵ, và lấy những chuyện khác nói át đi.
Nhìn rộng ra thấy không chỉ
kinh tế tốt hơn mà giáo dục miền Nam lúc đó cũng hơn; không chỉ đường xá tốt,
mà tư cách cá nhân của con người trong đó nói chung cũng trưởng thành hơn con
người miền Bắc, trình độ hiểu biết và tuân thủ luật pháp tốt, giữa người với
người có mối quan hệ tử tế, thanh thiếu niên lúc đó ham học và biết học hơn.
Như vậy dễ dàng công nhận là trình độ sống của bà con trong ấy cao, nhất là dân
thành phố. Dấn thêm một bước, trong đầu tôi thấy vụt lên cái ý, liệu có thể nói
rằng, xét trên phương diện hiện đại hóa, là con đường tất yếu mà xã hội phải
trải qua, nhân dân miền Nam đã đi xa hơn, đạt tới tầm mức văn hóa cao hơn? Như
vậy bản thân khái niệm văn hóa mà lâu nay tôi vẫn hiểu cũng phải được xem xét
lại chăng?
Tôi
sẽ tự phản bác lại nhiều lần trước khi đi đến kết luận … Nhưng càng đọc Đặng
Phong ý tưởng trên càng không rời khỏi tôi.”
Đúng
như Vương Trí Nhàn nói, điều Đặng Phong và ông nhận xét “gần như ai cũng nghĩ
nhưng ít ai viết”.
Một
lần, Hoài Thanh (Nhà Giáo, Nhà Thơ, nhà Báo, nhà phê bình văn học, một bậc tài hoa nhưng
nổi tiếng bảo thủ ở miền Bắc) nói, đại khái: “Bản chất của chế độ nguỵ là xấu vậy mà không hiểu sao nó lại đào tạo
con người giỏi thế. Ai cũng lịch sự. Cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi rối
rít. Ngồi ở trong nhà, có ai đi ngoài đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả
lời xong, cắp đít đi thẳng, không thèm cám ơn một tiếng, thì không cần nhìn,
mình cũng biết ngay đó là dân ngoài Bắc vào.”
Đặng
Phong so sánh về kinh tế, Hoài Thanh nói về văn hóa ứng xử, còn Vương Trí Nhàn
bàn về văn hóa nói chung. Người ta có thể thắc mắc: Vậy, ở những lãnh vực khác
thì sao? Như văn học, mỹ thuật hay âm nhạc, chẳng hạn? Có gì khác giữa miền Nam
và miền Bắc cũng như giữa miền Nam trước đây và cả nước bây giờ?
Vương Trí Nhàn đã nêu lên một nhận xét sơ khởi. Theo ông, so với văn
học miền Bắc, văn học miền Nam thể hiện “rõ hơn” và “đầy đủ hơn” những “đau khổ
của con người” và những “tình thế bi thương, đau đớn, cả sự bơ vơ, bất lực,
trong đời sống”. Khác với văn học miền Bắc, văn học miền Nam, một mặt, tiếp nối
được truyền thống cách tân trong văn học tiền chiến; mặt khác, tiếp cận được
với văn học thế giới, “sử dụng các quan niệm các phương thức của văn hóa phương
Tây để diễn tả đời sống con người hiện đại”. Văn học miền Nam cũng có những yếu
tố hiện thực và nhân đạo mà văn học miền Bắc không có.
Tất
cả những nhận xét nêu trên, về kinh tế, văn hóa hay văn học đều khá sơ lược.
Một sự so sánh công bằng và chính xác cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Vần cần xuất
phát từ một tầm nhìn cao hơn nữa. Tiếc, những nỗ lực và tầm nhìn ấy, cho đến
nay, vẫn còn tiềm ẩn đâu đó. Trên sách vở cũng như trong học đường, văn học và
văn hóa miền Nam vẫn còn để trống, không ai nhắc đến, hoặc nếu nhắc, cũng nhắc
với sự xuyên tạc và mạ lị như trong thời kỳ còn chiến tranh.
Cũng
xin nói luôn, trích lại đoạn văn của Vương Trí Nhàn cũng như kể lại lời nhận
xét của Hoài Thanh, tôi không hề muốn khoét sâu vào óc kỳ thị địa phương vốn
đầu độc mối quan hệ giữa những người cùng một nước.
Thứ nhất,
sự kỳ thị và chia rẽ vùng miền ở Việt Nam đã quá trầm trọng; chúng ta không cần
và cũng không nên làm trầm trọng thêm nữa. Nó không có ích gì cả. Ở một thời đại
toàn cầu hoá như hiện nay, khi mọi người đang tìm cách xoá mờ dần ranh giới và
những khoảng cách giữa các quốc gia cũng như giữa các nền văn hoá, luôn luôn đề
cao sự khoan dung và cởi mở, cổ xuý cho cách nhìn liên văn hoá và xuyên văn hoá
mà người Việt mình cứ lại nhấp nhổm với chuyện Nam/Trung/Bắc thì không những vô
duyên mà còn nguy hiểm, không những lạc hậu mà còn phản tiến hoá.
Thứ hai,
không nên quên, liên quan đến con người, bất cứ sự khái quát hoá vội vã nào
cũng đều bất cập và rất dễ sai lầm: ở miền Nam, không hiếm người thô bạo, thậm
chí, thô bỉ, ngược lại, ở miền Bắc, không hiếm người cực kỳ nhã nhặn và lịch
sự, rất “hiện đại” và ở tầm văn hoá cao.
Thứ ba,
cũng không nên quên, trước đây, ít nhất là trước năm 1954, ở miền Bắc, đặc
biệt, ở Hà Nội, người dân nổi tiếng là thanh lịch. Sau này, gặp lại một số
người Hà Nội thuộc thế hệ cũ, tôi vẫn bắt gặp cái dáng vẻ thanh lịch truyền
thống ấy. Ngôn ngữ họ thanh lịch. Tác phong họ thanh lịch. Cách hành xử của họ
cũng thanh lịch. Nét thanh lịch ấy không còn thấy ở các thế hệ trẻ hơn (?).
Cho
nên, những khác biệt giữa hai miền, Nam và Bắc, nằm ở con người: tính thiếu thật thà.
Nghiên
cứu về văn học cũng như văn hóa miền Nam trong tương quan so sánh với miền Bắc
hay cả nước hiện nay không phải nhằm phục hồi chế độ miền Nam vốn đã thuộc về
quá khứ xa lắc và cũng không nhằm gây chia rẽ vùng miền. ..
…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét