Thích
Nhật Từ
1. Định Nghĩa
- Tụng kinh: là đọc thành tiếng và có âm điệu hoặc đọc
thầm những lời Phật dạy một cách thành kính.
- Niệm
Phật: Niệm là nhớ nghĩ. Niệm Phật là nhớ nghĩ danh hiệu, hình ảnh và đức
hạnh của chư Phật.
- Trì
chú: trì là nắm giữ, nhiếp niệm. Chú là lời bí mật của chư Phật. Trì chú là
nhiếp tâm vào những bài thần chú.
Trì là nắm giữ một cách chắc chắn. Chú là lời bí mật của Chư Phật mà
chỉ có Chư Phật mới hiểu được, chứ các hàng Bồ tát cũng không hiểu thấu. Các
bài chú đều có oai thần và công đức không thể nghĩ bàn, dứt trừ được nghiệp
chướng, tiêu tai giải nạn và tăng trưởng phúc huệ, nên cũng gọi là thần
chú.
Chú có công năng phi thường, nếu người thành tâm trì chú, thì được
nhiều hiệu lực không thể tưởng tượng. Chẳng hạn thần chú "Bạc nhứt thế nghiệp chướng căn bản đắc
sinh Tịnh độ Ðà la ni" có hiệu lực
tiêu trừ được hết gốc rễ nghiệp chướng, làm cho người được vãng Sinh
về Tịnh độ. Thần chú "Tiêu tai kiết
tường" có hiệu lực làm cho tiêu trừ các hoạn nạn, tai chướng, được gặp
những điều lành. Thần chú "Lăng Nghiêm" thì phá trừ được những ma
chướng và nghiệp báo nặng nề v.v... Thần chú "Chuẩn Ðề" trừ tà, diệt
quỷ. Thần chú "Thất Phật diệt tội" có công năng tiêu trừ tội chướng
của chúng ta từ nhiều đời nhiều kiếp v.v... Vì thế nên chúng ta phải trì chú.
Ở chùa,
chư Tăng hằng ngày, trong thời khóa tụng khuya, trì chú Lăng Nghiêm, Ðại Bi,
Thập chú hay Ngũ Bộ chú ...v.v...
Còn ở
nhà, phần nhiều cư sĩ trì chú Ðại Bi và Thập chú, bỡi hai lẽ: một là thời giờ
ít ỏi, vì còn phải lo sinh sống cho gia đình; hai là chú Lăng Nghiêm đã dài,
lại thêm chữ âm vận, trắc trở khó đọc, khó thuộc. Nhưng nếu cư sĩ nào có thể
học hết các thần chú, trì tụng được như chư Tăng thì càng tốt.
Các thần
chú tuy không thể giải nghĩa ra được, nhưng người chí tâm thọ trì, sẽ được công
hiệu thật là kỳ diệu, khó có thể nghĩ bàn, như người uống nước ấm, lạnh thì tự
biết lấy. có thể nói: một câu thần chú, thâu gồm hết một bộ kinh, vì vậy, hiệu
lực của các thần chú rất phi thường.
Khi gặp
tai nạn, nếu thực tâm trì chú, thì mau được giải nguy. Như thuở xưa, Ngài A-Nan
mắc nạn, Ðức Phật liền nói thần chú Lăng Nghiêm, sai ngài Văn Thù Sư Lợi đến
cứu, thì Ngài A-Nan liền được thoát nguy.
2. Ý nghĩa tụng
kinh, trì chú, niệm Phật
a. Ý nghĩa tụng kinh
- Giúp
cho chúng ta nhớ những lời Phật dạy để thực hành
- Tụng
kinh cho tâm hồn yên tịnh, trí tuệ mở bày.
b. Ý
nghĩa trì Chú
- Chú có
công năng phi thường, diệt trừ tất cả chướng nạn sâu dày.
- Trì
Chú giúp tâm trí được khai thông.
c. Ý
nghĩa niệm Phật
- Niệm
Phật để phá trừ tạp niệm, thanh tịnh tâm hồn, chuyển hóa nghiệp chướng.
- Niệm
Phật để cầu được vãng sanh.
3. Phương pháp tụng
kinh, trì chú, niệm Phật
- Tắm rửa, súc miệng sạch sẽ, mặc áo trang nghiêm, đến trước bàn
thờ thắp hương đảnh lễ rồi nhất tâm tụng niệm.
- Tụng
kinh: đọc lớn tiếng, rõ ràng từng câu từng chữ, để tâm vào lời kinh tiếng kệ.
Có thể tụng chuyên nhất 1 bộ kinh, hoặc tụng hết bộ kinh này rồi mới qua bộ
kinh khác.
- Trì
chú và niệm Phật: đọc lớn hoặc đọc thầm, phải nhiếp tâm vào câu thần chú hay
danh hiệu Phật. Nên trì chuyên nhất vào 1 câu thần chú, niệm chuyên nhất 1 danh
hiệu Phật.
- Tùy
thời gian thích hợp mà ta tụng niệm theo thời khóa. Hoặc bất cứ ở đâu, lúc nào
cũng có thể tụng kinh, trì chú, niệm Phật, cốt yếu tâm phải thanh tịnh, chuyên
nhất.
4. Kết luận
Tụng
kinh, trì chú, niệm Phật là những phương pháp tu tập giúp cho 3 nghiệp được
thanh tịnh. Khi thực hành phải nhiếp tâm, dứt bỏ mọi tạp niệm. Chỉ cần thực
hành chuyên nhất một trong 3 phương pháp này, có thể giúp chúng ta giải thoát
khổ đau ngay hiện tại.
LỜI KHẤN
NGUYỆN
Kính lạy Phật! Giáo pháp của Ngài đã giúp con mở rộng trái tim để
tiếp nhận tuệ giác, tình thương. Con nguyện tu tập, nhất tâm tụng niệm, chuyển
hoá thân tâm và truyền trao nguồn giáo lý này đến với mọi người, cho hết thảy
đều được an vui.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét