16/03/2023

Hiểu về Khí trong dưỡng sinh

Sưu tầm trên Net.


Theo quan niệm của phương Đông, Khí là một trong những lực cơ bản trong cơ thể người và trong vũ trụ. Khi mà khái niệm Khí rất khó để phiên dịch, nhiều người so sánh nó với thuật ngữ “năng lượng”. Nó được coi là sinh lực cho tất cả các sinh vật sống và trong cơ thể bạn, Khí chịu trách nhiệm cho một số chức năng.

Vậy “khí” là gì?

Trước tiên, khí có nghĩa là năng lượng luân chuyển xung quanh chúng ta. Đối với các mùa khác nhau, sẽ có các loại khí khác nhau chiếm ưu thế. Ví dụ, mùa xuân có phong khí, mùa hè có hỏa khí, cuối mùa hè có thấp khí (khí ẩm), và táo khí (khô hanh) vào mùa thu. Vào mùa đông, chúng ta thường cảm thấy hàn khí (khí lạnh) .

Thứ hai, nó dùng để chỉ nguồn năng lượng bên trong cơ thể. Chúng ta có thể cảm nhận chúng. Máu và dịch lưu thông trong cơ thể dường như có gió đẩy chúng lưu chuyển vậy. Một vài người cảm thấy lạnh tứ chi, đôi khi họ phải mang tất khi đi ngủ.

Một số người cảm thấy nóng khi họ bị sốt, bốc hỏa khi mãn kinh, hay cảm thấy nóng sau khi hóa trị liệu ung thư vú và tuyền tiền liệt. Khi con người có nhiều thấp khí trong cơ thể, biểu hiện ra bên ngoài là sưng khớp, một lớp mỡ dày phủ trên lưỡi, tiêu chảy, hoặc cảm thấy cơ thể nặng nề.

Thứ ba, khí có nghĩa là cảm xúc. Khi ai đó đang rất tức giận, chúng ta nói người này “khí giận xung lên tận trời” (nộ khí xung thiên), và khi người này rất hạnh phúc, chúng ta nói anh ấy đang “đắm mình trong không khí vui vẻ”. Thật vây, cảm xúc là một dạng năng lượng, và do đó là những hình thức của khí.

Thứ tư, khí có nghĩa là không khí. Khi con người thở, chúng ta nói họ hít khí vào và thở khí ra.

Thứ năm, khí có nghĩa là năng lượng duy trì chức năng của các cơ quan. Do đó, tim có khí tim, gan có khí gan, huyết có khí huyết, và hệ thống tiêu hóa cũng có khí của nó. Khi chúng lưu chuyển đúng hướng, đầy đủ và giữ tính cân bằng (giữa âm và dương), chúng ta sẽ có một cơ thể khỏe mạnh và tâm trí thanh tĩnh.

Rối loạn khí, suy khí

Khí được xem là có thể chuyển hóa; một dạng hay gặp nhất là khả năng bạn tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa nó thành dưỡng chất và năng lượng như thế nào. Nếu bạn không cảm thấy ngon miệng hoặc thấy đầy hơi, chướng bụng sau bữa ăn, thì chức năng chuyển hóa của Khí của bạn không làm việc tốt lắm. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn, nghĩa là nguồn Khí ít ỏi của bạn đang tập trung cho việc tiêu hóa của bạn, vì thế bạn không còn đủ năng lượng để làm việc gì khác.

Khí cũng bảo vệ và chức năng này hoạt động giống như khả năng miễn dịch của cơ thể. Nếu bạn thấy mình dễ bị cảm lạnh hay cúm, rất có thể Khí của bạn đã suy kiệt. Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng, đó cũng là dấu hiệu cho thấy Khí của bạn đang thiếu hụt.

Chức năng khác của Khí là giữ cho mọi thứ ở đúng chỗ, hay giữ cân bằng, ví dụ như giữ máu ở trong mạch máu và lượng mồ hôi tiết ra một cách hợp lý (không quá nhiều hoặc quá ít – ghi chú của người dịch). Cá nhân tôi là một người dễ bị thâm tím. Cả việc dễ bị thâm tím và đổ nhiều mồ hôi đều có nghĩa rằng chức giữ cân bằng của bạn đang bị ảnh hưởng. Một số dấu hiệu khác của chức năng giữ cân bằng suy yếu là hiện tượng sa tạng, một số loại tiêu chảy và sảy thai thường xuyên.

Khí được xem là có tính ấm. Về cơ bản, khi bạn khỏe mạnh, nhiệt độ của bạn phải ở quanh mức 37 độ C (98 độ F). Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, thậm chí vào những ngày nóng nhất, hoặc là bạn thấy lạnh hơn mọi người xung quanh đó có thể là dấu hiệu của sự suy giảm Khí.

Cuối cùng, Khí là năng lượng, nó cung cấp sức sống cho mọi hoạt động của cơ thể bạn. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, năng lượng dao động lên xuống thất thường, hoặc bạn thở rất khó khăn khi vận động dù chỉ một chút, thì năng lượng (và tất nhiên, Khí) của bạn đã bị cạn kiệt.

Vậy là Khí của bạn đang thiếu hụt.  

Khi thiếu khí, sẽ gây nên suy nhược, trao đổi chất chậm, lão hóa, và suy tạng. Và khi khí hoàn toàn cạn kiệt, chúng ta sẽ chết.

Chăm sóc khí

Vì vậy, để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, và làm chậm quá trình lão hóa, chúng ta phải “chăm sóc” khí thật tốt.

Có hai loại khí, một là di truyền từ cha mẹ tại thời điểm thụ thai. Đó gọi là khí tiên thiên, và chủ yếu được tàng trữ trong các kinh mạch thận. Khí tiên thiên được sử dụng trong sinh sản và sau đó truyền cho con cái. Loại thứ hai là khí hậu thiên, chủ yếu thu được từ thực phẩm và không khí, nhờ vào chức năng của kinh mạch của phổi và lá lách.

Để duy trì năng lượng trước khi sinh (tiên thiên), hãy bảo vệ, bảo tồn và bổ sung chúng hết mức có thể. Để duy trì năng lượng sau khi sinh (hậu thiên), nên có chế độ ăn lành mạnh và cân bằng, tránh ăn hoặc uống quá nhiều, ngủ và tập thể dục vừa phải. Hãy cân nhắc đến thiền định và tập môn khí công thích hợp. Kiểm soát cảm xúc ổn định là chìa khóa để giữ năng lượng lưu chuyển thông suốt.

Thiền định và khí công đều mang đến tác dụng rất tốt và toàn diện

Châm cứu có thể là công cụ hiệu quả giúp mở các kênh năng lượng, tạo điều kiện cho dòng năng lượng lưu thông, và cân băng thuộc tính năng lượng (giữa âm và dương) khi được sử dụng dựa trên đánh giá kỹ lưỡng, chính xác. Là công cụ mạnh mẽ tác động đến khí , châm cứu có tác dụng trên cả thể chất lẫn tinh thần. Thảo dược, khi được sử dụng đúng cách, có tác dụng rất tốt, đặc biệt là để bổ sung khí thiếu hụt.

Vì vậy bạn hãy tự hỏi bản thân, “Hôm nay mình đã chăm sóc khí tốt chưa?”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét