Nhặt trên net.
Để giảm cân, tôi thường ăn nhiều rau, thậm chí từ 15 năm nay, tôi hầu
như không ăn cơm. Nhưng tôi vẫn ăn các chất có tinh bột khác như ngô khoai sắn
và bánh mỳ. Do đó, một câu hỏi tự nhiên được đặt ra là: "Nếu chỉ ăn toàn
rau mà không ăn cơm, thì điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một năm, nó có hại
cho cơ thể của tôi không?". Để trả lời, tôi đã lên mạng và thấy một bài
sau.
Do tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ngày càng tăng cao, nhiều người đã bắt đầu
quan tâm đến việc làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe, và carbohydrate
trở thành yếu tố được nhiều người chú ý.
Carbohydrate là thành phần chính cấu tạo nên tế bào sống và là chất
cung cấp năng lượng chính, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến béo phì,
rối loạn chuyển hóa carbohydrate, tiết quá nhiều insulin gây ra các bệnh tim mạch.
Để giảm tác hại do carbohydrate gây ra cho cơ thể, nhiều người tự cắt
giảm lượng carbohydrate trong chế độ ăn hàng ngày như một cách để giảm cân và
kiểm soát bệnh tim mạch.
Vậy điều gì sẽ xảy
ra với cơ thể sau một năm chỉ ăn toàn rau mà không ăn cơm?
1. Hệ quả của việc ăn
toàn rau mà không ăn cơm
Liên quan đến câu hỏi này, một cư dân mạng có tên tài khoản cho
hay: Suốt một năm nay, cô vẫn duy trì thói quen chỉ ăn rau luộc, không bao giờ
ăn những thực phẩm giàu carbohydrate như bún, cơm...
Ý định ban đầu là áp dụng chế độ ăn này để giảm cân, nhưng qua thời
gian vóc dáng vẫn không gầy đi mấy, trong khi ăn một chút đồ ăn khác thì lại
nhanh chóng tăng cân. Không đạt được mục tiêu giảm cân, cô cảm thấy rất bực dọc.
Ngoài ra, chế độ ăn uống quá đơn giản kéo dài làm cơ thể thiếu các
loại vitamin, khoáng chất và axit amin, từ đó khiến thể trạng bất ổn.
Các triệu chứng như rụng tóc và rối loạn tiêu hóa xuất hiện, cơ thể
gầy rộc. Nếu bản thân có thể quay về mấy năm trước thì cô đã không bao giờ làm
như vậy.
Cư dân mạng nói trên đã dùng chính kinh nghiệm của mình để kêu gọi
mọi người không nên tùy tiện cắt bỏ carbohydrate khỏi chế độ ăn, bởi nó sẽ đem
đến nhiều tác hại hơn so với kỳ vọng.
2. Ba hiểm họa đến từ
việc ăn rau chứ không ăn cơm
Carbohydrate là một nguyên tố dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể.
Cũng giống như vitamin, protein… một khi cơ thể thiếu hụt carbohydrate thì sẽ gặp
nhiều vấn đề, đặc biệt là 3 mối nguy hại dưới đây:
#1. Não bộ chậm chạp, phản ứng ngày càng chậm, có thể bị mất trí nhớ
trầm trọng
Carbohydrate còn được gọi là đường, không ăn những thực phẩm thiết
yếu (như cơm…) trong thời gian dài sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể xuống
quá thấp, từ đó gây ra các vấn đề như chóng mặt, đánh trống ngực, rối loạn chức
năng não, thậm chí hôn mê.
Bởi vì tế bào não cần glucose để cung cấp năng lượng, không cung cấp
đủ glucose có thể làm não thiếu năng lượng, khiến khả năng phản ứng suy giảm dần
và ngày càng trở nên uể oải hơn.
Nếu cứ tiếp diễn như vậy, chức năng của não bộ sẽ bị ảnh hưởng, thậm
chí có thể xảy ra chứng hay quên trầm trọng.
#2. Không có carbohydrate cung cấp năng lượng, hoặc gây nhiễm toan
ceton
Cơ thể cần đủ chất đạm và chất béo để có năng lượng hoạt động. Khi
cơ thể thiếu carbohydrate, chất béo sẽ bị phân hủy tạo ra thể ceton, rất dễ gây
nhiễm toan ceton.
Khi nhiễm toan ceton phát triển đến giai đoạn nặng, nó có thể gây
ra các triệu chứng như buồn ngủ, khó chịu, thậm chí gây mất nước, hôn mê và tử
vong.
#3. Suy dinh dưỡng và thậm chí tăng nguy cơ loãng xương
Nếu không ăn thực phẩm giàu carbohydrate, một phần lớn protein
trong cơ thể sẽ được tiêu thụ dưới dạng calo, khi cơ thể thực sự cần protein
nhưng không được cung cấp đủ, nó sẽ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.
Khi thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, bạn sẽ gặp hàng loạt vấn đề như
da dẻ kém sắc, rụng tóc, suy giảm thể chất. Không đủ chất đạm còn có thể làm
tăng quá trình mất khối lượng xương trong cơ thể, từ đó tăng nguy cơ loãng
xương.
Vì vậy, cố gắng giảm cân hoặc ngăn ngừa bệnh tim mạch bằng cách cắt
giảm carbohydrate là một biện pháp rất kém khoa học.
3. Thói quen ăn uống
lành mạnh nhất luôn là chế độ ăn uống hợp lý
Dù giảm cân hay ngăn ngừa bệnh tim mạch thì một chế độ ăn uống hợp
lý vẫn là thói quen ăn uống lành mạnh và an toàn nhất.
Vậy, thế nào được gọi
là chế độ ăn uống hợp lý?
Một chế độ ăn uống hợp lý cần bao gồm nhiều loại thực phẩm, và một
chế độ ăn uống phù hợp có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể về các chất dinh dưỡng
khác nhau.
Chế độ ăn uống hàng ngày được khuyến nghị nên bao gồm ngũ cốc,
khoai tây, trái cây và rau, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa và hạt đậu nành.
Lượng ngũ cốc và khoai tây hàng ngày nên dao động từ 250~400g, trái
cây 200~350g, rau 300~500g (rau sẫm màu càng tốt), các sản phẩm từ sữa 300ml mỗi
ngày, các loại hạt và đậu 25g mỗi ngày, thịt động vật có thể ăn ở mức 120~200g.
Ngoài việc cần chú ý đến lượng thức ăn, bạn cũng cần kiểm soát lượng
gia vị nạp vào cơ thể.
Khuyến cáo lượng muối ăn hàng ngày không quá 6g và dầu ăn không quá
25g, đồng thời phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, tốt nhất là 1.5~1.7L
lượng nước mỗi ngày.