05/11/2015

Mấy điều lưu ý khi ngâm chân mùa Đông

Mùa đông sắp đến, hãy dành một chút thời gian sưởi ấm đôi chân của bạn để máu lưu thông nhanh hơn, đôi chân của bạn sẽ khỏe mạnh hơn trong mùa đông lạnh giá sắp tới.
1. Không ngâm chân khi ăn quá no hay quá đói
Khi ngâm chân tránh những lúc ăn quá no hay quá đói, bởi ngâm chân sẽ làm máu lưu thông nhanh hơn, sẽ dễ rơi vào tình trạng chóng mặt. Tốt nhất đợi 30 phút sau khi ăn cơm mới ngâm chân, sẽ không ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho dạ dày.
2. Trẻ con không cần ngâm chân
Cơ thể trẻ con vốn dễ bị nóng, dễ sốt. Nếu như dùng nước nóng để ngâm chân, ra mồ hôi thì nóng càng thêm nóng. Đặc biệt là trẻ nhỏ, sự phản ứng với nhiệt độ không như của người lớn, người lớn cảm thấy vừa ấm nhưng với trẻ nhỏ thì rất nóng mà trẻ nhỏ lại không biết cách biểu đạt suy nghĩ của mình. Do đó không nên dùng nước nóng ngâm chân cho trẻ. Mỗi ngày chỉ cần lấy nước ấm rửa sạch chân, sau đó mát xa chân cho trẻ.
3. Người tiểu đường nên chú ý nhiệt độ nước
Người mắc bệnh tiểu đường phải chú ý nhiệt độ của nước, bởi người mắc bệnh này sẽ khiến dây thần kinh phản ứng với nhiệt độ của nước không bình thường, cho dù nhiệt độ nước rất cao nhưng họ cũng không cảm nhận được, do đó sẽ dễ bị bỏng và một số hậu quả khác.
4. Người mắc bệnh nấm chân phải cẩn thận tránh bị nhiễm trùng
Người mắc bệnh nấm chân khi bệnh tình nghiêm trọng không nên dùng nước nóng ngâm chân, bởi như vậy vết thương rất dễ bị nhiễm trùng.
5. Người già không nên ngâm chân quá lâu
Người cao tuổi khi ngâm chân quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng bị đổ mồ hôi, căng thẳng. Do đó, mỗi ngày trước khi đi ngủ người cao tuổi chỉ nên ngâm chân không quá 20 phút.
6. Những người mắc bệnh tim mạch, suy tim, huyết áp thấp, người hay hoa mắt, chóng mặt nên chú ý.
Những người mắc bệnh tim mạch, suy tim, huyết áp thấp, người hay hoa mắt, chóng mặt đều không nên dùng nước quá nóng hay ngâm chân quá lâu. Bởi khi ngâm trong nước quá nóng hay quá lâu các mạch máu sẽ giãn nở, máu dồn về các mạch máu dưới da, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu ô xy và thiếu máu cục bộ tại các cơ quan quan trọng như não, tim, não … như vậy nguy cơ tái phát bệnh tim hay huyết áp thấp sẽ tăng cao.
Làm thế nào để ngâm chân hiệu quả?
Bước 1: Hãy ngồi ngay ngắn, hai chân duỗi thẳng phía trước, hai tay thả lỏng, hít thở đều. Lưng thẳng hơi ngả phía sau. Hai chân giữ thẳng hướng về phía trước, xoay khớp cổ chân ít nhất 10 lần.
Bước 2: Lưng thẳng hơi ngả về phía sau. Lấy mắt cá chân làm trọng tâm cố gắng xoay chân trước sau ít nhất 10 lần.
Bước 3: Xoay đều 2 bàn chân ít nhất 10 lần. Đầu tiên xoay hai bàn chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại; tiếp theo đó xoay chân trái theo chiều kim đồng hồ, chân phải theo ngược chiều kim đồng hồ và ngược lại.
9 giờ tối là khoảng thời gian lý tưởng cho việc ngâm chân. Nhưng các bạn hãy lưu ý sáu trường hợp nêu trên để ngâm chân có tác dụng tốt nhất và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nguồn: Weixin
Người dịch: Trâm Vũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét