Lá lốt: có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị
lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn
mửa, đầy hơi, khó tiêu (có lẽ vì thế mà được dùng với thịt bò nướng vốn khó
tiêu), đau đầu vì cảm lạnh...
Nước sắc toàn cây trị đầy bụng, nôn mửa vì bị hàn. Nước
sắc rễ chữa tê thấp vì bị khí hàn. Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi
giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g thêm nước gạn uống
giải độc, chữa say nắng.
Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người
bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân, trừ phong thấp.
Ngoài ra lá lốt có tác dụng thần kỳ khi
kết hợp với hành: Hành củ cắt lát cho vào bát nước mắm, vắt vài giọt chanh rồi
ăn kèm với lá lốt. Đây là vị thuốc vừa chống cảm cúm, tăng cường sức khoẻ vừa
là Viagra số 1 cho đàn ông.
Rau húng quế (húng chó, húng Láng):
Húng quế đa dạng về chủng loại. Xét về hình thái có loại
lá to, loại lá nhỏ; lá thân đều màu xanh hoặc lá xanh thân tím; cả lá và thân
đều màu tím v.v. Về mùi hương thì có loại ngả mùi quế, mùi chanh, mùi sả v.v.
Húng quế Tây hay quế châu Âu (sweet basil), còn gọi
là quế ngọt, quế Tây, húng Tây rất thơm, mùi hăng đậm, ngọt và mát.
Cái tên basil lấy từ tiếng Hy Lạp basilikohn, có nghĩa "đế vương," do
người Hy Lạp xưa rất quý basil vì họ dùng nó làm nên nhiều loại thuốc. Quế Tây
thường có lá trơn, hình tròn bầu dục, vị không the bằng nhưng rất dậy hương và
thường được dùng ăn sống hoặc gia vào làm gia vị cho các món mì Ý (pasta), salad, thịt nướng, pizza. Quế Tây đặc biệt
thích hợp làm các loại xốt cà chua, xốt pho mát,
sốt pesto, xúp cà chua, xúp
pho mát, salad cà chua phomat. Một số món ăn đặc trưng trong ẩm thực Ý tượng
hình quốc kỳ Italia với ba màu đỏ, xanh lá, và trắng (như
pizza, salad), trong đó màu xanh tạo thành từ màu của lá basil, màu đỏ của cà
chua và màu trắng của phomai mozzarella.
Húng quế ở Việt Nam thuộc loài húng phổ biến vùng Đông Nam
Á (nhiều người cho rằng cây có gốc xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ, thường được
châu Âu biết đến với tên gọi húng Thái (Thai basil), và ở Việt Nam có các tên
còn gọi là rau quế, é quế, húng giổi, húng dổi, húng chóhay húng lợn. Húng quế Việt Nam có
mùi dịu nhẹ hơn húng quế ở châu Âu,
thoảng hương vị quế.
Lá và ngọn non húng quế được sử dụng như một loại rau thơm ăn kèm trong các món
như lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, bún chả, bún bò Huế, phở (miền Nam). Hạt của loài này gọi là hạt é,
có độ trương nở mạnh tạo thành khối chất nhầy khi gặp nước, thường sử dụng làm
nguyên liệu trong nước giải khát đặc biệt phổ biến là là món chè sương sáo hạt é.
Mùi tàu (ngò gai):
Mùi tàu có vị cay nóng, ôn ấm tì vị
nên thường ăn cùng đồ lạnh như vịt, tiết canh để trung hoà. Cây gia vị này cũng
có tác dụng chữa hôi miệng khi được sắc đặc, cho thêm vài hạt muối để lấy nước
ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
Nếu thường xuyên uống nước mùi tàu còn
có thể làm hạ cholesterol trong máu.
Với trẻ nhỏ, khi nổi mụn đỏ ngứa có thể
lấy mùi tàu tươi giã nát, lấy nước bôi. Với những trường hợp bị kiết lỵ: Lấy
hạt mùi già, sao thơm, tán nhỏ, uống mỗi lần 7-8gr.
Diếp cá (dấp cá):
Diếp cá có vị cay chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng
thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, sát trùng; còn có tác dụng ức chế
thần kinh và chống viêm loét. Người ta đã biết là cordalin có tác dụng kích
thích gây phồng, quercitrin có tác dụng lợi tiểu mạnh.
Bên cạnh đó, diếp cá cũng được coi là
"thần dược" chữa bệnh trĩ. Lấy diếp cá rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào hậu
môn. Trường hợp búi trĩ gây đau rát, nấu diếp cả để xông, phần bã đắp vào chỗ
đau.
Trị chứng đái buốt, đái dắt: Diếp cá,
rau má, mã đề, mỗi thứ một phần, rửa sạch, giã nát lọc lấy nước, uống ngày 3
lần, thực hiện trong 7-10 ngày.
Chữa sỏi thận: 20g diếp cá, 15g rau
dệu, 10g cam thảo đất, mỗi ngày sắc uống 1 tháng trong vòng 1 tháng.
Điều trị sốt ở trẻ em: Diếp cá tươi rửa
sạch, giã nát lấy nước, ngày uống 2 lần đến khi hết sốt.
Tía tô:
Với vị cay, tính ấm, tía tô là loại
cây được dùng phổ biến trong y học cổ truyền.
Động thai: Sắc cành lá cây tía tô để
uống hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn. Trường hợp nôn ói dữ dội khi mang bầu,
ngoài cành tía tô, thêm một phần sắn dây sắc lấy nước uống.
Giải cảm: Tía tô tươi, 3 củ hành tươi
thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng. Với cảm lạnh, dùng lá tía tô nấu
nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá sả, lá tre nấu với
nước để xông.
Vết thương chảy máu: Lấy tía tô non giã
nhỏ, đắp lên vết thương rồi buộc lại. Làm vậy, vết thương sẽ cầm máu, không gây
mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía
tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Rau răm:
Trong đông y, rau răm có tác dụng
kích thích tiêu hóa, hoạt huyết tiêu độc.
Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp
hoặc lấy nước bôi vào nơi bị đau, ngày 2 lần
Chữa hắc lào, ghẻ lở: Có thể giã nát
rau răm để đắp hoặc lấy rượu ngâm rau răm để bôi.
Chữa đầy hơi, chướng bụng: Rau răm tươi
giã nhỏ. vắt lấy nước uống. Bã đem xoa bụng, tập trung vào vùng rốn.
Tuy nhiên không nên ăn nhiều rau răm sẽ
làm giảm ham muốn ở cả nam và nữ. Phụ nữ có thai không nên ăn vì có thể gây sảy
thai.
Thì là:
Có vị cay, ấm, thì là có tác dụng
chính là chữa rối loạn kinh nguyệt bằng cách đơn giản, giã nhỏ lấy ước, trộn
chung với nước ép cần tây, uống ngày 3 lần.
Chữa rối loạn tiêu hóa: Ăn thì là nấu
chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón ở người lớn. Với trẻ em, có
thể uống 1-2 thìa nước sắc thì là mỗi ngày.
Chữa mất ngủ: Ăn canh thì là vào bữa
tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống trước giờ ngủ.
Chữa thiếu sữa: Nấu canh hoặc hãm hạt
thì là với nước sôi để uống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét