Luật nhân quả là quy luật bất di bất dịch của vũ trụ được Đức Phật phát hiện sau khi thành Chính Quả dưới gốc Bồ Đề. Chính quy luật nhân quả đã phá tan những ý niệm sống về thần quyền, cho rằng có một đấng toàn năng đủ sức để ban phước giáng họa, điều khiển cuộc sống của con người.
Phật
dạy ta biết rằng, vận mệnh là do tự bản thân mỗi người nắm giữ, quyết định chứ
không phải do thế lực nào tạo nên. Mình tự gieo nhân thì tự gặt lấy quả, tùy
theo thiện ác nhiều ít nên có khác nhau.
Cổ ngữ có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu
ác báo”. Tư tưởng nhân quả đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng
trong văn hóa truyền thống, bao gồm cả Nho giáo, Đạo giáo. Luật nhân quả không
phải là một loại học thuyết mà là pháp quy và quy luật tự nhiên của vũ trụ. Nó
không vì ý nguyện của con người mà thay đổi.
Làm ác thì gặp họa, làm
lành thì được phúc, sự báo ứng như hình đi với bóng, không sai một điểm.
Phật
dạy rằng tất cả đều do tâm mà sinh tạo ra, nên muốn thay đổi mình thì trước hết
phải chú ý đến tâm niệm của bản thân. Vì vậy, tâm có thể tạo ra nghiệp cũng có
thể chuyển nghiệp, phúc báo họa báo đều do con người tự tạo ra, đức năng thắng
số, tướng tùy tâm chuyển là ý như vậy.
Khổng Tử cũng nói phạm
tội với Trời thì không cách nào xoay chuyển được.
Văn hóa truyền thống
bao gồm rất nhiều các điển cố, tiểu thuyết hàm chứa chủ đề nhân quả báo ứng để
giáo hóa đạo đức, cảnh tỉnh con người. Rất nhiều các tác phẩm văn học ở các thời
kỳ khác nhau đều hàm chứa tư tưởng nhân quả báo ứng, khuyên con người hành thiện,
thuận theo thiên lý, chịu trách nhiệm cho chính hành vi và tương lai của bản
thân mình.
Đó là bởi vì tất cả mọi
người đều tin vào luật nhân quả, tin rằng “thiện
hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, tin rằng “trên đầu ba thước có Thần linh”. Họ cũng dùng tín niệm này để điều
chỉnh hành vi và giữ gìn đạo đức của mình.
Nếu
mệnh tốt mà tâm không tốt thì phúc biến thành tai họa, những người này trước
đây có thiện căn phúc đức nay được hưởng phú quý vinh hoa. Nhưng khi được hưởng
điều phú quý ấy thì lại tham lam ngũ dục, hại người lợi mình tạo ra nhiều ác
nghiệp nên phú quý càng lớn thì ác nghiệp cũng càng nặng.
Nếu
phúc ấy báo ứng đã hết luân chuyển đến ác báo thì không chỉ thân bại danh liệt
mà gia đạo cũng gặp nhiều biến cố, không được êm ấm hòa thuận. Tâm có thể
chuyển nghiệp nên mệnh có tốt đến mấy nhưng tâm không tốt thì phúc báo mỹ mãn
sẽ chuyển thành tai ương bi thảm.
Nếu
tâm tốt mà mệnh không tốt thì họa chuyển thành phúc, những người này trước đây
tạo nghiệp ác nay nghiệp ác ấy đã gặp duyên nên bị ác báo. Nhưng do có tâm tốt,
làm nhiều điều tốt nên được hạnh phúc vui sướng.
Từ xưa đến nay, chúng
ta đều thấy, một người nếu tin vào luật nhân quả thì tuyệt đối sẽ không dám làm
ra những chuyện hung ác. Đó là bởi vì, trước hết, họ sợ người khác bình luận và
chỉ trích, sau là sợ báo ứng sẽ giáng xuống trong tương lai.
Trái lại, người không
tin nhân quả sẽ không có tâm hổ thẹn và kính sợ. Bởi vì, họ không tin có luân hồi,
không tin rằng có đời sau và không tin nhân quả, nên họ dám làm tất cả những
chuyện xấu mà không kiêng nể gì. Họ chỉ lo lợi ích trước mắt của bản thân mà
không lo đến tương lai của chính bản thân mình.
Ngoài ra, người tin vào
nhân quả sẽ luôn nguyện ý chịu thiệt trước mắt, đem cái lợi ban tặng cho người
khác. Bởi vì họ biết rằng, chịu thiệt là phúc!
Chịu thiệt không chỉ
khiến người khác vui vẻ, mà nó càng là cơ hội để họ rèn luyện đức tính kiên nhẫn
và phẩm đức nhân từ của mình.
Nhìn xa hơn một chút,
chúng ta có thể thấy rằng, chịu thiệt không phải mất đi mà chính là được lợi.
Chịu một chút thiệt ở hiện tại, tương lai sẽ được đáp đền phúc báo to lớn.
Con người hiện đại ngày
nay, nhiều người không tin vào nhân quả, cho rằng đó là ngu muội, u mê. Tuy
nhiên, nếu cẩn thận suy nghĩ một chút chúng ta sẽ cảm nhận được: Khi mọi người
thực sự hiểu được rằng “thiện nhân sinh
ra thiện quả, ác nhân sinh ra ác quả” (Niết bàn kinh), “gieo nhân nào gặp quả ấy” thì sẽ không
ai dám làm chuyện xấu. Như thế họ sẽ tích được đức lớn và xã hội cũng cải biến
tốt hơn lên muôn phần.
Vạn sự vạn vật nói
chung đều vận động theo sự chi phối của luật Nhân quả, chính xác là
Nhân-duyên-quả.
Với con người, quy
luật Nhân-duyên-quả vận động và hình thành nên đời sống của một cá nhân gọi đủ
là Nhân quả - Nghiệp báo. Tạo nghiệp nhân tốt ắt sẽ được nghiệp quả lành. Ngược
lại, gieo nghiệp nhân xấu ắt sẽ gặt quả báo ác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét