Trong 12 nhân duyên thì Vô Minh (do hai nhân trong quá khứ tạo thành) là cái gốc của sinh tử, vì vậy
muốn giải thoát thì phải trừ bỏ được Vô Minh.
Vậy Vô Minh là gì? Vô là không, Minh là sáng; Vô Minh tức là
không sáng.
Vô Minh nghĩa là không nhìn thấy cái thật, cái đúng của vạn vật,
của sự việc. Như thân ta đây vốn là do tứ đại hợp thành vậy mà cứ tưởng lầm là
thật, là quí; đối với tâm theo bóng dáng sáu trần cho đó là tâm thật, vậy là Vô
Minh.
Vô Minh có hai phần: Căn bản Vô Minh và Chi mạt Vô Minh. Căn bản
là cội gốc, chi mạt là ngọn ngành hay nhánh nhóc.
Căn bản Vô Minh: từ Vô Minh phát ra nghiệp, nghiệp dẫn thần
thức đi thọ sinh.... Vậy Vô Minh ban đầu là gốc của sinh tử, nên gọi là căn bản
Vô Minh.
Chi mạt Vô Minh: Vô Minh duyên hành, hành duyên thức, thức
duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ
duyên ái, ái duyên thủ. Vậy Ái và Thủ chính là chi mạt Vô Minh.
Bây giờ chúng ta tu, không thể tiêu diệt được căn bản Vô Minh vì
căn bản Vô Minh là Vô Minh ban đầu, nó thuộc về quá khứ đã qua rồi. Nên hiện
tại chúng ta tu là làm sao tiêu diệt được chi mạt Vô Minh, thì sẽ dứt sanh tử
Chi mạt Vô Minh gồm có Ái và Thủ. Vậy Ái và Thủ là gì ?
Ái (hay còn gọi là Yêu):
tức là tình cảm của ta đối với sự vật, sự việc thích hay không thích. Nếu thích
thì sẽ dẫn đến Thủ.
Thủ ( hay còn gọi là giữ,
níu kéo ): tức là khi đã thích sự vật đó thì muốn giữ lấy mà không muốn rời
(ví dụ như thấy cuộc sống này tươi đẹp
thì không muốn chết, muốn giữ hạnh phúc trên đời hoài; đến khi chết thì cảm
thấy sẽ mất hết dẫn đến đau khổ )
Nhưng các bạn đừng hiểu lầm khi thích thì sẽ tạo đau khổ , vậy
không thích thì sẽ không còn đau khổ. Không phải vậy đâu; thực chất thì không
thích tức là ghét bỏ không muốn giữ. Các bạn hãy xét cho kỹ, vạn vật trên đời
này vốn không có thật; vậy nếu ta ghét bỏ cái không thật tức là còn chấp vào
cái không thật đó, mà còn chấp nó thì sẽ tạo ra đau khổ dài dài thôi (cũng như cho rằng trên đời này ma là thứ
chẳng làm hại được ai nhưng cứ chấp theo các câu chuyện vớ vẩn kinh dị nên đâm
ra sợ hãi)
Vậy chúng ta hãy bỏ cái thích và không thích đi (ví dụ như khi ta ăn 1 món ngọt, thì đừng để
cái ý nghĩ thích hay không thích nổi lên mà ta chỉ biết rằng nó có vị ngọt).
Đức Phật nói có 8 cái Khổ, 4 phần thuộc vật chất: sinh, lão,
bệnh, tử ; 4 phần thuộc tinh thần: ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ
ấm xí thạnh.
Nói như vậy là đối với người ngu, chưa hiểu đạo; còn người trí
thì thấy được cái thân, cái tâm là vô thường, nên sẽ tự hiện ra cái gọi là biết
đau khổ chứ chẳng hề có đau khổ nào cả.
Tất cả sự nhìn nhận sai lầm đó đều bắt nguồn từ Vô Minh (ví dụ như cái thân ta đây khi chết thì ai
cũng cảm thấy đau khổ; nhưng khi hiểu được chân lí sớm muộn thì ta cũng chết
vậy thì tại sao phải đau khổ; chết sớm hay muộn thì cũng đều do nhân duyên của
các đời trước thôi)
Vô Minh là các nghiệp ta đã tạo trong các đời trước, nó cứ bám
chặt lấy Tâm ta tạo nên những nhìn nhận sai lầm về sự vật, sự việc.
Nói tóm lại "VÔ MINH LÀ NHẬN THỨC SAI LẦM CỦA TA"
Nay muốn phá được VÔ MINH thì phải có nhận thức đúng đắn. Vậy
phải làm sao để có được nhận thức đúng ?
Để có được nhận thức đúng thì ta phải cố gắng đừng để sáu căn (*) chạy theo sáu trần (*). Vì nếu cứ để sáu căn
chạy theo sáu trần tức là đã nương theo cái không thật, cái sai lầm (hay tà kiến).
Đạo Phật
là con đường, là phương pháp đưa chúng ta tới giác ngộ.
Giác ngộ rồi mới tới
giải thoát, không giác ngộ thì không bao giờ giải thoát được.
Trong kinh Viên Giác,
Bồ-tát Văn Thù hỏi Phật: “Thế nào là vô
minh?” Đức Phật dạy: “Chấp thân tứ đại
là thật, chấp tâm sinh diệt duyên theo bóng dáng sáu trần là thật, đó là vô
minh”.
Vô minh là gốc của
luân hồi sinh tử. Nếu thấy thân tứ đại không thật và tâm hư dối không thật, đó
là minh. Như vậy vô minh với minh ở cạnh một bên, không xa xôi gì hết.
Chúng ta tu muốn cầu
cái gì? Cầu minh bỏ vô minh, cầu giác bỏ mê. Cầu ở ai? Ở mình, tất cả gốc từ
mình mà ra. Thay đổi cái nhìn, từ sai lầm chuyển qua thức tỉnh thì hết mê.
Hết mê là giác, giác
một phần là Bồ-tát nhỏ, Bồ-tát con.
(*)Lục là sáu, căn là giác quan. Lục căn là sáu giác quan của
con người, gồm có: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn và Ý căn,
tương ứng với Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
Lục trần
là sáu trần, gồm có: Sắc trần (Cảnh vật), Thanh trần (Âm thanh), Hương trần
(Mùi hương), Vị trần (Mùi vị), Xúc trần (Cảm giác ở thân) và Pháp trần (Cảnh ở
trong tâm).
Khi Lục
căn tiếp xúc với Lục trần, nghĩa là: Mắt thấy được hình ảnh, mũi
ngửi được mùi thơm, lưỡi nếm được chất cay đắng, tai nghe được to nhỏ,
thân cảm thấy nóng lạnh và còn ý có suy nghĩ phân biệt. Chính sự phân biệt, thấy
biết và phán đoán đúng sai này được gọi là thức.
Do
đó Lục thức gồm có: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân
thức và Ý thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét